Chó Poodle: Cẩm nang chăm sóc

Chó Poodle là một trong những giống chó nhỏ được yêu thích nhất hiện nay vì vẻ ngoài xinh xắn và đáng yêu. Giống chó Poodle được người nuôi đánh giá là dễ nuôi, dễ chăm sóc.

Tuy nhiên, trước khi nuôi bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức cũng như hiểu rõ về loài chó cảnh này để đảm bảo bạn cún của bạn sẽ khỏe mạnh và xinh đẹp nhé.

Chó poodle giá bao nhiêu tiền

Tùy thuộc vào màu sắc, to nhỏ… nên chó poodle được chia thành nhiều mức giá khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Giá chó poodle Tiny màu nâu đỏmàu kemmàu đenmàu socolamàu trắng là 6 triệu đến 8 triệu VNĐ. Còn đối với màu xám thì đắt hơn, chúng có giá vào khoảng 9 triệu đến 10 triệu VNĐ
  • Giá chó poodle Toy màu socolamàu kemmàu nâu đỏmàu đenmàu trắng là 5 triệu đến 7 triệu VNĐ. Với Poodle size Toy Màu xám có giá 9,5 đến 10,5 triệu VNĐ
  • Giá chó poodle Teacup màu nâu đỏmàu socolamàu kemmàu trắngmàu đen là 8 triệu đến 10 triệu VNĐ. Còn chó poodle size Teacup Màu xám có giá cao hơn vào khoảng 18 triệu đến 20 triệu VNĐ
  • Giá chó poodle Miniature và giá chó poodle standard vào khoảng 4 triệu đến 14 triệu VNĐ

chó Poodle

Nguồn gốc chó Poodle

Bạn có thể tìm mua chó Poodle ở rất nhiều địa chỉ tại Việt Nam nhưng nguồn gốc xuất xứ của chúng thì đến nay vẫn chưa xác định rõ. Bởi chó Poodle từ 400 năm trước đã được phổ biến là giống chó cảnh được yêu thích ở các nước Tây Âu và đến nay vẫn tranh cãi xuất xứ từ Pháp, Đức hay Đan Mạch…

Nếu xét về tên gọi thì “Poodle” xuất phát từ chữ “Pudel” trong tiếng Đức, dịch tiếng Việt là “thợ lặn”. Tại nước Đức, giống chó này được thợ săn nuôi để săn chim và bắt cá trên mặt hồ vì chúng có lớp long dày bao phủ khắp cơ thể, chịu được giá lạnh và bơi rất khỏe. Đến với nước Pháp, vì giống chó này thông minh nên người Pháp đã huấn luyện và đưa chúng vào diễn xiếc, từ đó mà ở Pháp xuất hiện loại hình nghệ thuật “Caniche”.

Miêu tả ngoại hình chó Poodle

Giống chó Poodle có kích thước loại trung bình và đặc điểm nhận dạng rõ nhất là lớp lông xoăn tít. Chiều dài của Poodle xấp xỉ gần bằng chiều cao tính từ bả vai.

Tai gần đầu, luôn phẳng và dài cùng lớp lông tai lượn sóng. Hai chân trước và sau cân đối với cơ thể và đuôi luôn hướng lên cao. Thông thường khi mới sinh ra, chó Poodle sẽ được cắt ngăn đuôi đi một nửa để trông cân bằng hơn với sơ thể. Các ngón chân của chúng hơi cong và bàn chân hình oval nhỏ. Da Poodle mềm mại, đàn hồi và có sắc tố.

 

chó PoodleMông Poodle tròn và không bị xệ, còn phần bắp đùi thì săn chắc nên dáng đi của chúng rất nhẹ nhàng và hay nhún nhảy.

Về màu da thì mỗi chú chó sẽ có màu da phù hợp với màu lông. Thông thường lông màu trắng thì da sẽ có màu bạc và màu này được nhiều người yêu thích nhất. Ngoài ra, chó Poodle còn có các màu khác, bao gồm đen, xám, bạc, nâu đỏ, nâu socola, bò sữa, mơ vàng.

Bộ lông chính là điểm tạo nên sự khác biệt của giống chó này, lông Poodle giống như tóc người vậy, luôn mọc dài ra theo thời gian chứ không chỉ đạt mức tối đa hay là rụng lông, thay lông theo mùa như các loài khác.

Miêu tả tính cách chó Poodle

Poodle là một trong những giống chó được xếp hạng cao về sự trung thành với chủ. Chúng sẽ là một người bạn đồng hành rất đáng yêu, rất dễ đào tạo và học hỏi rất nhanh. Tuy nhiên không nên để chúng thực hiện các trò đuổi bắt hay vận động thể lực mà chỉ nên tập cho chúng những trò chơi nhẹ nhàng và dạo chơi.

Chó Poodle sủa hơi nhiều và tính cách khá dễ cáu kỉnh nhưng thuộc hàng chó thông minh nhất, đáp ứng các yêu cầu của chủ nuôi. Nếu được yêu chiều, chúng sẽ rất vui vẻ, năng động và thích chơi với mọi người. Tuy nhiên những chú chó poodle không được thường xuyên ra ngoài vui chơi thì sẽ trở nên nhút nhát và có các biểu hiện tiêu cực như sủa nhiều, gầm gừ, hay cắn phá đồ đạc…

Chỉ cần dành một chút thời gian hàng ngày để dạy dỗ và dắt đi chơi, thì giống chó poodle sẽ rất hiền lành, hoạt bát. Nhưng cũng không được quá nuông chiều bởi làm vậy chúng sẽ khó bảo và khi tiếp xúc với người lạ và bị họ chọc giận thì chúng có thể sẽ cắn người bởi vốn dĩ Poodle rất nhạy cảm.

Còn với trẻ em cũng như các vật nuôi khác, chú chó poodle luôn hòa đồng và tỏ rõ sự yêu mến, thân thiện.

Các loại chó Poodle

Chó Poodle có khá nhiều loại do chúng có nhiều kích cỡ và hiện nay sau quá trình dài lai tạo thì Poodle có 5 kích thước sau:

chó Poodle

  • Teacup Poodle

Teacup không phải là tên gọi chính thống mà là một cách gọi để thể hiện sự nhỏ bé của loại chó Poodle này từ các nhà kinh doanh pet. Đúng như tên gọi, chúng chỉ bé bằng 1 quả cam và có thể lọt thỏm vào các cốc trà trông rất xinh xắn và đáng yêu.

Tuy nhiên do kích thước quá nhỏ nên sức đề kháng cũng kém hơn và vì vậy Teacup Poodle dễ gặp nguy hiểm khi mắc các bệnh lý. Giá teacup cao hơn nhiều so với các dòng khác, ăn uống cũng ít hơn nhưng chi phí y tế lại rất tốn kém. Vì vậy Teacup tuy đáng yêu nhưng lại không phổ biến như các kích thước khác.

  • Tiny Poodle

Tiny cũng là một trong những chú chó đặc biệt của giống Poodle bởi ngoại hình nhỏ nhắn, khi trưởng thành chỉ nặng khoảng 3,5kg và không cao quá 20cm. Vì sự xinh xắn đáng yêu này mà tiny đều được chủ biến hóa thành những cậu ấm cô chiêu rất sảnh điệu.

Một đặc điểm dễ nhận dạng khác nữa là Tiny có đôi tai khá dài, còn về tính cách, Tiny cũng thông minh và đáng yêu như các dòng chó Poodle khác.

Vẻ ngoài xinh xắn không thua kém gì size Teacup nhưng sức khỏe lại tốt hơn nên người nuôi cực thích size tiny này.

  • Toy Poodle

Toy Poodle lớn hơn Tiny Poodle một chút với chiều cao tối đa khoảng 25cm và cân nặng khoảng 4 – 5kg khi đã trưởng thành.

Dòng Toy cũng được nuôi phổ biến tại Việt Nam và có sức khỏe khá tốt.

  • Mini Poodle

Mini Poodle chính là Miniature poodle, lớn gấp 2 lần size Toy với chiều cao khoảng 40cm và cân nặng tối đa 9kg. Ở Việt Nam dòng này cũng có khá nhiều người nuôi nhưng so với Tiny và Toy thì ít xuất hiện hơn rất nhiều.

  • Standard Poodle

Standard là dòng lớn nhất họ Poodle, tuy chiều cao không hơn size Mini là bao (từ 40 – 50cm) nhưng cân nặng lại lên tới 30kg.

Do có kích thước lớn nên Mini và Standard được người nuôi vừa nuôi làm thú cưng lại vừa huấn luyện để thực hiện các công việc truyền thống.

Điều kiện sống và hoạt động của chó Poodle

Tại các thành thị và nông thôn ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều có thể nuôi Poodle. Chúng rất dễ nuôi, chỉ cần có người chăm sóc, quan tâm hàng ngày là đủ, kể cả không cần không gian rộng. Tuy nhiên vẫn phải dành thời gian để cho chúng tham gia các hoạt động bên ngoài và đi dạo để chúng luôn vui vẻ, nhanh nhẹn, không bị nhút nhát.

Cách chăm sóc chó Poodle

  • Về chế độ dinh dưỡng:

Poodle có hệ đường ruột khá yêu nên chúng thường kén ăn và người nuôi cần phải chú trọng đế chế độ ăn của chúng theo độ tuổi như sau:

+ Từ 1 – 2 tháng tuổi chỉ cho ăn cháo nhuyễn hoặc hạt thức ăn khô đã ngâm mềm, mỗi ngày cho ăn 4 – 5 bữa nhỏ cùng với sữa ấm và bú mẹ.

+ Từ 3 – 6 tháng tuổi chuyển sang ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo thịt gà, bò, heo…

+ Sau 6 tháng tuổi chỉ cần ăn ngày 2 – 3 bữa và tăng khẩu phần mỗi bữa lên, cung cấp thêm các thực phẩm giàu đạm, can xi, protein, tinh bột và chất xơ. Để có bộ lông đẹp, bóng mượt, mỗi tuần nên cho Poodle ăn khoảng 2 – 3 quả trứng vịt lộn.

Ngoài ra bạn cần lưu ý thêm những điều như: luôn sẵn nước sạch cho cún (thay 3 lần/ngày) và không nên cho uống nhiều sữa; không ăn đồ ăn quá khô và cứng hay xương, không nên ăn nhiều nội tạng động vật, đồ ăn mặn, cay nóng hay quá lạnh; cho cún ăn đúng giờ và đủ no; vệ sinh sạch sẽ các vật dụng ăn sau khi cún ăn xong; tránh tình trạng dư thừa thức ăn trong khay…

  • Nơi ngủ nghỉ cho Poodle

Chó Poodle dễ bị cảm khi gặp khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh nên cần phải đảm bảo nơi ở luôn thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. Chúng rất dễ mắc các bệnh họ, viêm phổi khi bị lạnh nên về mùa đông phải giữ ấm cơ thể chó chúng.

Cách vệ sinh lông cho chó Poodle

Với bộ lông dày, xoăn và dài nên Poodle cần được vệ sinh sạch sẽ, tỉ mỉ hàng ngày. Cụ thể mỗi tuần nên tắm 1 lần, nếu trời lạnh thì 2 tuần tắm 1 lần với nước hơi ấm.

Để lông sạch đẹp và không có mùi, khi tắm bạn cần dùng nước ấm để xả sạch bụi bẩn trên người chúng, sao đó nhẹ nhàng thoa dầu tắm và massage lông. Sau đó xả sạch lại với nước ấm và thoa dầu xả lên để lông mềm mượt. Cuối cùng xả sạch dầu xả rồi lau và sấy khô.

Khi lông đã được sấy khô thì dùng lược chải lông chuyên dụng để loại bỏ những lông rụng còn dính lại (lưu ý phải sấy thật khô để chúng không bị cảm). Bạn có thể thoa thêm dầu dừa để dưỡng lông cho cún mềm hơn, bóng hơn nữa. Sau khi tắm xong nên pha ít sữa ấm hoặc nước ấm cho cún uống đề làm ấm người.

Song song với quá trình vệ sinh lông, bạn cần thường xuyên kiểm tra các bộ phận như tai, mắt và răng miệng để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của cún.

Lông của những chú chó Poodle rất nhanh dài nên khoảng 2 tháng phải cắt tỉa 1 lần và phải chải lông mỗi ngày bằng lược có gai mềm để lông bông xù và không bị rối. Thông thường phải từ 1 tuổi trở lên thì lông Poodle mới hoàn thiện và dễ tạo kiểu.

Các bệnh chó Poodle thường gặp

Chó Poodle vốn dĩ không phải là dòng chó có thể chất tốt, nhất là các dòng size nhỏ. Thế nên chúng thường gặp các bệnh hô hấp, các bệnh về lông, về da, xương khớp và đường ruột (Parvo, Carre).

Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, giống chó poodle rất dễ bị bệnh về da, xuất hiện vảy gầu. Về mùa đông chúng dễ bị mắc các chứng bệnh ho, nặng hơn là viêm phổi và viên phế quản nên cần phải giữ ấm cho chúng khi trời lạnh.

Và điều đặc biệt cần chú ý, nhất là với chó con dưới 1 tuổi, đó là phải tiêm đủ các mũi phòng bệnh cho cún (mũi 5 bệnh, mũi 7 bệnh) và tẩy giun sán định kỳ theo hướng dẫn của bác sỹ thú y.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *