Vẹt mỏ đỏ có bộ lông đa sắc màu như bức tranh thu nhỏ của những khu rừng nhiệt đới. Và không chỉ hút mắt, con vật này còn sở hữu rất nhiều tập tính thú vị cùng năng lực bắt chước độc nhất vô nhị.
1. Thông tin sơ bộ về vẹt mỏ đỏ
Với những người mê chim cảnh, hầu như trong bộ sưu tập của họ luôn có sự góp mặt của vẹt mỏ đỏ – loài chim có tạo hình đẹp mắt, siêu thông minh và có khả năng bắt chước hiếm có.
1.1 Nguồn gốc
Loài chim này có xuất xứ từ khu vực châu Á với số lượng cá thể chiếm tỉ lệ áp đảo, chạm ngưỡng 98%. Chúng tập trung ở vùng Đông Nam Á, được tìm thấy ở cả Lào, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia. Trong đó, Thái Lan được xem là nơi chuyên chăm sóc, lai tạo và cung ứng vẹt đi khắp nơi trên thế giới.
1.2 Đặc điểm
Như đã nhắc đến ở trên, loài chim có vẻ ngoài vô cùng ấn tượng với bộ lông đa sắc màu. Nhìn lướt qua như thấy cả vườn hoa dù tông màu chủ đạo là xanh lá ngả mạ non.
Phần cườm phủ sắc đen tuyền trông như chiếc vòng cổ xinh xắn. Phía trên lưng cũng có một dải lông đối xứng màu hồng đào tuyệt đẹp và càng chạy dài về phía sau.
Tất nhiên, chúng ta không thể không nhắc đến chiếc mỏ đỏ, hơi quặp đã làm thành “thương hiệu” của loài vật này.
Đuôi của chúng rất dài, khoảng 1/2 chiều dài cơ thể. Đặc điểm trên cũng góp phần tạo nên diện mạo vừa đẹp mắt, vừa duyên dáng của vẹt.
1.3 Tập tính
Vẹt mỏ đỏ là một con vật rất hiếu động, thậm chí có phần ồn ào, phá bĩnh. Chúng có thể bắt chước, la hét cả ngày, nhất là khi có người chú ý hoặc đồng loại bên cạnh. Tuy nhiên, khi vắng người, con vật lại có dấu hiệu trầm cảm, stress và tự làm đau chính mình hoặc cắn xé chuồng trại.
Dòng thú cưng này ưa hoạt động vào ban ngày, thích sống thành nhóm nhưng vẫn thể hiện sự độc lập trên từng cá thể. Chúng bắt chước âm thanh cực tốt, tiếp thu nhanh, dễ huấn luyện.
1.4 Nơi sống
Rừng thông có thảm thực vật phong phú, nhiều côn trùng, sâu bọ nhỏ nên tạo môi trường thuận lợi cho việc kiếm ăn, săn mồi của vẹt.
Vẹt rất thích làm tổ trên các hang hốc, tán cây, bọng cây lớn – nơi có nền nhiệt lý tưởng, thoáng gió và cực an toàn đối với loài chim thú vị này.
1.5 Sinh sản
Loài vẹt này khó ghép cặp vì chúng khá kén trong việc lựa bạn tình. Chính vì thế, nếu ghép đôi 1-1 thì cơ hội sinh sản sẽ rất thấp. Vì có thể 2 đối tượng này không phải là “1 nửa” của nhau.
Thay vào đó, hãy nuôi chung nhiều con trống mái để chim dễ lựa đối tượng giao hoan. Sau thời gian gần gũi, chim mái thường đẻ từ 2-6 trứng. Sau đó, cả 2 thay nhau ấp 1 tháng thì trứng nở ra con non. Chim non được bố mẹ mớm mồi, chăm sóc và bảo vệ cho đến khi có khả năng tự kiếm mồi mới chính thức sống tự lập.
2. Cách nuôi vẹt mỏ đỏ khỏe mạnh, sống lâu
Để vẹt luôn khỏe mạnh, sinh sản tốt, sống lâu thì cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau:
2.1 Thức ăn
Cung cấp thức ăn đầy đủ cho vẹt, đảm bảo có cả thức ăn thực vật và đạm động vật. Theo đó, có thể phối đọt non, các loại hạt (ngô, thông, lúa…), sâu bọ, viên tổng hợp trong chế độ ăn hằng ngày. Ngoài ra hãy gia giảm thêm các loại quả theo mùa như táo, chuối, lê, dưa…
Nhìn chung, đây là loài ăn tạp và rất dễ chăm. Bạn chỉ cần ghi nhớ mix đồ ăn luân phiên để đảm bảo cung cấp full dinh dưỡng cho con vật, tối ưu chức năng tiêu hóa của chúng. Mỗi ngày cho ăn 2 lần, tổng lượng thức ăn tương đương 10-20% trọng lượng cơ thể vẹt là đạt yêu cầu.
2.2 Chuồng nuôi
Mặc dù có kích thước vừa tầm, trọng lượng chỉ đạt chừng 3 lạng nhưng vẹt lại ưa hoạt động. Vậy nên, chuồng nuôi cần có size từ 80-120cm. Giống vật nuôi này rất hay cắn xé vật liệu tự nhiên nên tốt nhất hãy sử dụng chuồng bằng kim loại, hợp kim.
Ngoài ra, chú ý duy trì nền nhiệt từ 20 – 30 độ C vì chim ưa môi trường nóng ẩm và chịu lạnh cực kém. Chuồng nuôi cũng cần tránh ánh sáng trực tiếp, chỉ cho chim tắm nắng 20’/ngày để rèn luyện cơ thể. Bên cạnh đó, đừng quên bố trí đầy đủ cành khô, tán cây nhân tạo, máng đựng thức ăn và nước uống.
2.3 Vệ sinh
Ở phương diện chuồng nuôi, nên sắp xếp thời gian để dọn sạch phân, lau chùi máng đựng bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Việc tắm rửa cho vẹt cũng nên duy trì 2-3 ngày/lần nhưng không cần phải thực hiện trực tiếp. Chỉ cho nước vào chuồng để vẹt tự rỉa và làm sạch thân mình.
2.4 Phòng bệnh
Mặc dù có sức chống chịu khá tốt nhưng vẹt vẫn có thể mắc phải một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại và cơ thể vật nuôi, bạn cũng nên tiêm vacxin cho vẹt. Sự kết hợp đồng thời cả 2 điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc ngăn ngừa nhiễm bệnh.
3. Con vẹt mỏ đỏ có biết nói không?
Vẹt mỏ đỏ có khả năng học tập tốt, tuy nhiên giọng nói thì chúng có phần hạn chế. Chỉ có thể bắt chước được chừng 20-25 từ. Đặc biệt là rất khó tiếp cận với các từ chứa nguyên âm a và o.
Tuy nhiên, với những âm thanh đơn giản như tiếng còi hú, tiếng huýt sáo… thì chúng có khả năng sao chép một cách tài tình.
4. Vẹt mỏ đỏ giá bao nhiêu tiền?
Mặc dù, vẹt mỏ đỏ khá phổ biến trong tự nhiên nhưng việc thuần hóa, chăm nuôi và cho sinh sản là không đơn giản. Ngoài ra, con vật này lại sở hữu diện mạo vô cùng ấn tượng. Vậy nên, giá thành bán ra là không hề rẻ, cả với con non và con trưởng thành. Cụ thể vẹt thuần chủng hiện được xuất ra thị trường với mức chi phí như sau:
- Chim trưởng thành: 5 – 7 triệu đồng/con
- Chim non (đã tiêm vacxin): 2,5 – 3 triệu đồng/con
- Chim non (chưa tiêm vacxin): 1,5 – 2 triệu đồng/con
5. Mua, Bán vẹt mỏ đỏ ở đâu an toàn, uy tín?
Khi đã nằm lòng hình thức, tập tính, cách nuôi cũng như giá thành thì điều cần quan tâm tiếp theo chính là địa chỉ mua hàng. Vậy khi lựa chọn pet cưng này, bạn nên tìm mua ở đâu để đảm bảo độ an toàn, uy tín?
Thứ nhất cần tránh xa các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ vì chẳng có gì đảm bảo về chất lượng con giống. Và sau khi giao dịch, những địa chỉ này cũng “qua cầu rút ván”, không còn chút ràng buộc gì đối với mặt hàng bán ra.
Thứ hai, hãy sàng lọc những địa chỉ bán chim cảnh có thời gian tồn tại lâu năm. Quy mô lớn, chủng loại đa dạng, giá cả công khai. Sau đó, tham khảo qua đánh giá của người dùng về từng địa chỉ để lựa ra nơi mua hàng phù hợp.
Originally posted 2023-04-01 22:49:27.