Trang trí một bể cá thủy sinh tại nơi sinh hoạt hoặc làm việc sẽ giúp bạn có một không gian thiên nhiên, sinh động hơn. Cách làm một bể cá thủy sinh không khó, bạn có thể tự làm cho mình một bể cá theo sở thích cá nhân qua bài sau.
1. Bể cá thủy sinh là gì?
Bể cá thủy sinh là một loại bể cá được làm từ kính, được thiết kế ra dùng để nuôi trồng cá cảnh. Trong bể cá thủy sinh thường có hệ thống lọc nước, đèn chiếu sáng, cùng các loại thực vật có thể sống trong nước như cây, cỏ, rong, rêu, dương xỉ sống ở những vùng ngập nước quanh năm.
Bể cá thủy sinh có nhiều kích thước khác nhau và được trang trí với nhiều phong cách, màu sắc sinh động để bạn lựa chọn. Với một bể cá mini, bạn có thể đặt tại bàn làm việc để khiến cho không gian trở nên hài hòa và thoải mái hơn, giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
Đối với các bể cá lớn hơn thì thường được đặt trong nhà nhưng ở vị trí cao hơn để tránh trẻ em làm đổ bể. Một bể cá thủy sinh kích cỡ lớn cùng với ánh đèn lung linh sẽ khiến cho căn nhà của bạn tràn ngập không khí thiên nhiên.
Còn một loại bể cá thủy sinh khác với kích thước khổng lồ mà chúng ta hay gọi là thủy cung. Đối với độ lớn như vậy, tôi cá rằng dù biết cách làm bể cá thủy sinh cũng không dám tự tin là làm được nó.
Tuy nhiên, đối với các bể cá kích thước mini và vừa, thì bạn có thể hoàn toàn tự làm được khi đọc bài viết sau.
2. Quy trình cách làm một bể cá thủy sinh
Nếu phong cách của bạn đang hướng tới các bể cá có hình dạng cá tính, đa diện thì có thể đặt mua sẵn các bể cá đang có trên thị trường tại những cửa hàng bán bể cá thông qua công cụ mạng xã hội.
Đối với các bể cá có dạng hình hộp thì bạn có thể mua nguyên liệu về nhà và tự làm theo quy trình sau:
2.1 Chọn không gian và kích thước của bể cá thủy sinh
Đầu tiên bạn phải xác định được bạn muốn làm bể cá để trang trí ở đâu, nuôi loại cá gì và kích thước bể cá. Tùy thuộc vào nơi bạn muốn đặt bể cá thủy sinh mà lựa chọn kích thước bể thích hợp.
Ví dụ, nếu bạn muốn đặt bể cá trên bàn làm việc thì nên lựa chọn các loại bình tròn hay bình thủy tinh mini. Các loại bình này yêu cầu phải có kích thước để tay vào hoặc vợt bắt cá có thể lọt vào được.
Nếu bạn muốn đặt bể cá lớn trong nhà, bạn phải xác định không gian căn nhà, lựa chọn tủ đặt bể phù hợp. Rồi tính toán các số đo để mua nguyên liệu hợp lý.
2.2 Chuẩn bị kính
Chất lượng của kính được xác định bởi các phương pháp và kỹ thuật sản xuất kính của từng nhà sản xuất. Với những bể cá có kích thước khác nhau thì phải lựa chọn độ dày và chất lượng kính sao cho phù hợp. Để tránh trường hợp, kính không chịu được áp lực và bị vỡ.
Một cách khác để tiết kiệm độ dày của kính là thiết kế giá đỡ bể của bạn. Sao cho nó hỗ trợ hoàn toàn toàn bộ đáy bể bằng cách sử dụng một tấm xốp hoặc tấm polystyrene giữa bể và giá đỡ. Tấm đệm sẽ giữ cho bình không bị hỏng do tải trọng điểm trên bề mặt kính, có thể do bụi bẩn hoặc sạn bám trên bề mặt chân đế.
Nếu đáy bể được hỗ trợ hoàn toàn, bạn cũng có thể sử dụng một miếng kính mỏng hơn bình thường cho đáy bể vì giá đỡ sẽ thêm sức mạnh và hỗ trợ và giữ cho kính không bị cong.
Sử dụng kính quá dày có nghĩa là bạn đang tiêu số tiền không cần thiết và quá mỏng đồng nghĩa với việc dành cả đêm mất ngủ để nghe những âm thanh kể chuyện của kính vỡ và nước chảy.
2.3 Sử dụng chất kết dính phù hợp
Lựa chọn keo dán phù hợp để chắc chắn rằng bạn sẽ biết sử dụng nó và thành phần của nó sẽ không gây ảnh hưởng đến cá của bạn. Bạn nên hỏi các nhân viên tại cửa hàng để có sự tư vấn tốt nhất.
2.4 Bôi keo một cách chính xác
Để dễ dàng cho việc cố định các tấm kính bạn có thể tìm vật nặng để lên để giữ vững. Nên bôi keo một cách cẩn thận và theo một đường thẳng không bị đứt đoạn, không có bọt khí. Việc bôi keo và lắp đặt kính cần phải cẩn thận để đảm bảo bể cá không bị vỡ.
2.5 Hoàn thiện bể cá thủy sinh của bạn
Cuối cùng, đổ đầy nước vào bể và kiểm tra xem có rò rỉ hay không. Bạn nên để nước trong bể trong 24 giờ để đảm bảo không có rò rỉ. Khi bạn đã làm xong, hãy loại bỏ hết nước và làm khô bể trong một ngày. Điều này sẽ giúp làm cặn bã từ silicon bay hơi và không còn hóa chất trước khi cho cá vào.
3. Thiết lập và trang trí bên trong của bể cá thủy sinh
Sau khi làm xong bể cá, bạn có thể bắt đầu lắp đặt các hệ thống lọc nước, lò sưởi… Và trang trí bên trong theo phong cách mà mình yêu thích.
Việc lắp đặt hệ thống lọc nước, oxy, lò sưởi là để cho cá của bạn có môi trường sống tốt hơn. Vì vậy việc lựa chọn có lắp đặt hay không là tùy thuộc vào loại sinh vật bạn đang nuôi. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào chi phí và thẩm mỹ của bạn.
3.1 Làm chất nền
Đối với thủy sinh khác nhau thì sẽ có những cách làm chất nền khác nhau sao cho phù hợp với chúng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo qua 3 cách làm chất nền cơ bản sau.
3.1.1 Dùng cát nhiều màu sắc để có lớp nền đẹp mắt hơn
Cát để làm phân nền có nhiều màu sắc khác nhau, và bạn có thể chọn loại cát yêu thích để làm lớp nền cho bể cá của mình. Màu sáng cũng tốt, vì chúng trở nên gần như lấp lánh trong nước. Bạn cũng có thể phủ các màu khác nhau, nhưng nên biết rằng chúng sẽ bị trộn lẫn với nhau theo thời gian.
Một số ví dụ như, cát có màu nâu nhạt để làm cho bể cá của bạn trông giống như đại dương.
Chọn cát cho lươn, cá dao và cá đuối. Cát rất tốt cho lươn vì chúng có xu hướng ở dưới đáy. Sỏi có thể cắt lươn nếu nó sắc. Cá đuối cần cát vì chúng vùi mình trong đó. Tuy nhiên, nếu bạn có cá đuối, bạn phải có một chiếc bể lớn để cho nó có không gian di chuyển.
Tuy nhiên, cát khó làm sạch hơn đá hoặc sỏi. Bạn cần phải có các thiết bị để hút chất bẩn ở dưới lớp cát.
3.1.2 Thử sỏi nhiều màu làm lớp nền
Sỏi bể cá cũng có nhiều màu sắc khác nhau để trang trí thêm cho bể của bạn. Bạn có thể chọn một màu xanh lam đẹp để tạo hiệu ứng giống như đại dương hoặc chọn các màu ảo giác hơn như hồng nóng, vàng hoặc xanh lá cây.
Bạn cũng có thể kết hợp màu sắc, vì những mảnh lớn hơn sẽ giữ màu sắc rõ ràng hơn cát. Trên thực tế, bạn có thể mua sỏi đã được trộn sẵn. Sỏi là một lựa chọn tốt cho hầu hết các loại cá, vì vậy nó là một lựa chọn tốt và phổ biến hơn để trang trí bể.
Sau đây là một số cách làm nền bằng sỏi để bạn tham khảo:
Thử xếp các màu thành lớp để có hiệu ứng thú vị hơn.
Một lựa chọn khác là sỏi tròn, nhẵn, có màu sắc tự nhiên, trông giống như đá sông.
Sỏi cỡ trung bình là lựa chọn tốt nhất, mặc dù sỏi nhỏ cũng có tác dụng.
Không sử dụng sỏi lớn. Nó có thể tạo thành hang động nhỏ để nhốt những thứ dưới đó, bao gồm cả cá và thức ăn.
3.2 Bỏ qua chất nền
Hầu hết các loài cá thực sự không cần chất nền. Do đó, nếu bạn không muốn đưa vào, bạn có thể bỏ qua. Bạn có thể thấy thẩm mỹ khi có nó, nhưng bạn cũng có thể thích sự đơn giản khi bỏ đi.
Lưu ý, nên bỏ qua thủy tinh làm chất nền vì chúng có thể bị vỡ và tạo ra các cạnh sắc. Ngoài ra, chúng không có diện tích bề mặt đủ lớn để giúp phát triển vi khuẩn tốt mà bể của bạn cần.
3.3 Cây thủy sinh và trang trí
Bạn nên lựa chọn những cây thủy sinh dễ sống, dễ trồng, độ khó thấp. Ví dụ như: Trân Châu Nhật, Cỏ Ngưu Mao Chiên, Trân Châu Ngọc Trai, Hồng liễu, Blyxia Nhật, Ngưu mao chiên, La hán đỏ, Hẹ nước, La Hán xanh, Ngô Công Thảo, Cỏ thìa,….
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn cây nhân tạo để trang trí cho bể cá thủy sinh của bạn. Cây nhân tạo chỉ cần rửa sạch trong nước ngọt trước và lau đi lau lại nhiều lần để loại bỏ cặn bẩn.
Cây nhân tạo hoàn toàn an toàn cho cá của bạn, một lợi ích rõ ràng là cây nhân tạo sẽ không bị ăn và không cần thay thế. Sẽ không cần đến hệ thống chiếu sáng, phân bón hoặc CO₂ chuyên dụng và không sợ cây phát triển mạnh hơn trong bể cá.
Để trang trí cho bể cá thủy sinh của bạn trở nên sinh động hơn. Bạn có thể lựa chọn một số viên đá có hình dáng đẹp mặt để làm chủ đề cho không gian trong bể. Sau đó trang trí thêm một số viên đá xung quanh để làm sinh động hơn.
Nhưng nên nhớ rửa sạch đá trước khi cho vào bể. Ngoài ra, bạn cần phải lựa những viên đó mòn hoặc có độ cong, tránh chọn những viên đá sắc. Vì nó không chỉ sẽ làm trầy xước bể cá của bạn, mà còn gây tổn thương đến cá của bạn.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các vỏ sò, vỏ ốc… các mô hình như: rương khó báu, thuyền, bánh lái, neo… để khiến cho bể cá của bạn trông giống như một thế giới dưới đại dương sâu.
Đối với các bể cá nhỏ thì bạn không cần cầu kì như vậy. Nên chọn một vài viên sỏi nhỏ để tạo điểm nhấn, cùng với một cây thủy sinh. Việc trang trí đơn giản sẽ làm cho bể cá mini của bạn không bị rối và gây cảm giác đầy ắp khó chịu.
4. Trang trí xung quanh bể cá
Sau khi đã có một bể cá theo phong cách riêng của mình. Bạn có thể trang trí nơi để bể cá thủy sinh để khiến cho không gian bài trí trở nên sống động hơn.
Có thể dùng giấy dán kính có hình ảnh đáng yêu để tăng thêm phần hấp dẫn cho bể cá, nhất là những gia đình có trẻ em. Hoặc thiết kế các mô hình xung quanh bể để tạo cảm giác liên quan cho bể cá và không gian sống của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể trang trí thêm đèn hoặc chân đèn để làm cho không gian trở nên lung linh và xinh đẹp hơn. Tùy vào sở thích và phong cách của bạn
5. Cách bảo quản bể cá thủy sinh
Cuối cùng là bạn phải biết cách bảo quản bể cá của mình để đảm bảo sinh vật bạn nuôi không bị chết và có môi trường sống sạch sẽ hơn. Để dễ vệ sinh, bạn nên tìm mua các loại máy làm sạch, hút chất bẩn trong hồ và một số loại tảo làm sạch nước…
Ngoài ra, bạn nên sắm cho mình một tủ để bể cá, hoặc chân đế thật chắc chắn để tránh bể cá trượt đổ.
Với cách làm bể cá thủy trên trên, chúc bạn sẽ nhanh chóng làm cho mình một bể cá như mong muốn. Và khiến cho không gian sinh hoạt và làm việc của bạn trở nên thân thiện với thiên nhiên và có thẩm mỹ hơn.
Originally posted 2020-02-20 13:48:21.