Chim tu hú được biết đến là loài vô cùng tinh xảo, nhưng rất thú vị. Để hiểu rõ hơn về loài chim tu hú, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết được các đặc điểm của nó. Cũng như học hỏi thêm cách nuôi chim tu hú đúng kỹ thuật.
Những nét cơ bản về chim tu hú
Trước khi tìm hiểu cách nuôi chim tu hú, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về loài chim này.
Chim tu hú là chim gì?
Loài chim Tu Hú thuộc chi Tu hú và họ Cu cu, nó có tên khoa học là Endynamis Scolopacea. Chim được tìm thấy nhiều ở các nước châu Á, như là Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, loài chim này cũng được tìm thấy với số lượng lớn.
Tập tính của chim tu hú là sống di cư, nên mùa hè chúng sẽ kéo đàn đến các vùng đồng bằng và trung du để tìm kiếm thức ăn. Còn khi tới mùa đông thì chim tu hú lại bay về phương Nam để tránh rét đậm rét hại.
Đặc điểm ngoại hình của chim tu hú
Một con chim tu hú trưởng thành thường có chiều dài cơ thể khoảng 40 – 62 cm, với cân nặng đạt 200 – 300g. Còn đuôi của chim tu hú sẽ trong khoảng 1/2 độ dài cả cơ thể. Những con chim tu hú đực sở hữu màu lông đen ánh một chút xanh thẫm, còn mắt của chúng thì có màu đỏ thẫm, chân xám. Còn chim tu hú cái thì sở hữu một màu xám xen lẫn các đốm trắng, ở phần đầu của chúng xuất hiện những vệt kẻ dài. Màu lông ở phần bụng của con cái sẽ có phần nhạt hơn con đực.
Nhưng con chim tu hú cái khi mới sinh ra sở hữu một bộ lông màu đen. Sau khi trưởng thành và trải qua thời kỳ thanh lông thì sẽ chuyển dần sang màu xám.
Còn những con chim tu hú được mới sinh ra mang màu đỏ, nhưng dần dần chuyển thành màu đen sau khi thay lông.
Tập tính sinh sản
Mùa sinh sản của chim tu hú thường là tháng 3 và tháng 8 hằng năm. Đến màu sinh sản thì con đực sẽ thường phát ra các tiếng kêu koo-ooo ở tần suất cao. Để báo hiệu rằng chúng đã sẵn sàng giao phối, cùng như thông báo việc chiếm hữu lãnh thổ.
Khi tu hú đực và cái đã giao phối xong, con cái sẽ đẻ trứng vào tổ con khác để nhờ nuôi. Thậm chí nó còn hung dữ xâm phạm đến lãnh thổ của loài chim khác. Bởi vì điều này nên ngoài tự nhiên thì chim tu hú được đánh giá là loài tàn ác.
Những kiến thức về cách nuôi chim tu hú
Nếu bạn đang thắc mắc về cách nuôi chim tu hú, hãy tham khảo các kiến thức sau.
Chuồng nuôi
Chú ý chọn lồng nuôi chim rộng rãi, kích thước thoải mái để chúng di chuyển. Nên đặt chuồng nuôi ở những nơi có nhiều ánh sáng và có đủ các dụng cụ như là máng nước, thức ăn, cây đậu,….
Bạn cần duy trì thói quen dọn dẹp lồng thường xuyên cho chim tu hú, tối thiểu 1 lần/tuần. Để các vi khuẩn không xâm nhập vào môi trường ảnh hưởng đến chim tu hú.
Thức ăn cho chim tu hú
Tùy vào từng giai đoạn thì nguồn thức ăn dành cho chim là khác nhau. Vậy nên bạn cần xem xét độ tuổi để lựa chọn thức ăn đúng với chúng.
Với những con chim tu hú non thì nên ăn các loại sâu bọ lành tính, không có độc tố. Ở độ tuổi này thì chim tu hú ăn rất mạnh, nên bạn cần cung cấp thức ăn cho chúng thường xuyên. Khi được nạp đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho chim tu hú nhanh lớn nhất.
Còn đối với những con chim trưởng thành thì có thể thưởng thức cả các loại sâu có độc. Bởi cơ thể chúng khi đó miễn nhiễm với các loại độc tố và có sức đề kháng cao. Nên bất kỳ loại sâu nào cũng được chim tu hú ăn ngon lành.
Bên cạnh sâu, côn trùng thì bạn cần bổ sung thêm cho chim tu hú các loại trái cây chín. Trên thị trường hiện nay cũng bán các loại thức ăn công nghiệp dành cho chim tu hú. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn phù hợp với độ tuổi của chim.
Chăm sóc sức khỏe cho chim
Nếu bạn phát hiện chim mình đang nuôi có các biểu hiện như xù lông, bại liệt, mắt sưng thì cần đưa ngay đến gặp bác sĩ thú y. Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của chim tu hú, để phát hiện sớm và kịp thời nếu có bệnh.
Nếu có điều kiện, bạn nên xây dựng một môi trường sống tự do cho chim. Có nghĩa là một khu vực rộng như tự nhiên để chim tu hú hoạt động, nhưng phải đảm bảo vẫn kiểm soát được chúng.
Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc chắn bạn đã hiểu hơn về cách nuôi chim tu hú. Chắc chắn với các kiến thức này sẽ giúp bạn nuôi được những con chim tu hú khỏe mạnh nhất.
Originally posted 2023-09-01 10:00:11.