- Chó ngao Tây Tạng
Chó ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng là một giống chó Ngao được người Tây Tạng. Chó ngao Tây Tạng được cho là Chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là to hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai.
Chó ngao Tây Tạng có kích thước khá đồ sộ, hình thế cân đối và oai vệ. Cao ít nhất 70 cm đối với chó đực, nặng khoảng 64 – 82 kg. Bộ lông có 2 lớp, lớp lông ngoài mềm và dài còn lớp lông trong bông như len. Chó ngao Tây Tạng có phần lông ở cổ đặc trưng trông như bờm sư tử.
Màu: đen, đen – nâu, đen – vàng, xám hoặc vàng. Đuôi luôn cuộn cao trên lưng, đầu phẳng, không có nếp nhăn.
Đây là một giống chó cảnh rất dũng mãnh, thông minh, nhanh nhẹn, tấn công lì lợm, trung thành, đặc biệt chỉ trung thành tuyệt đối với 1 chủ nhân duy nhất.
Câu Hỏi Thường Gặp
Các loại chó cảnh nào bạn thường thấy tại Việt Nam?
1. Chó chihuahua; 2. Chó Nhật; 3. Chó Bắc Kinh; 4. Chó Dachshund; 5. Chó Fox Terrier; 6. Chó Pug; 7. Chó Toy Poodle; 8. Chó Becgie; 9. Chó Golden Retriever; 10. Chó Alaskan Malamute; 11. Chó American Pit Bull; 12. Dobermann; 13. Chó Dalmatian; 14. Chó ngao Tây Tạng.
Khi nuôi chó cảnh nhập nội cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
(1) Chế độ ăn uống và dinh dưỡng phải tuân theo sự chỉ dẫn của người môi giới mua bán chó vì họ đã hiểu rõ nguồn gốc và tập tính của từng giống chó; (2) Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở mọi khâu nuôi dưỡng và chăm sóc, không để chó ăn đất cát, uống nước bẩn; (3) Cần nhốt chó 7 – 10 ngày trong chuồng hoặc cũi chó sạch sẽ, tuyệt đối không cho chó ra ngoài sân vườn; (4) Chỗ ở mới của chó phải đảm bảo mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, không bị gió lùa, nắng chói, mưa hắt; (5) Cần thực hiện việc tẩy giun sán và tiêm phòng bệnh bằng vaccine cho chó theo định kỳ; (6) Luôn gần gũi với chó, không nên để chó một mình, tránh stress ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của chó trong quá trình nuôi sau này...
Originally posted 2015-04-20 09:55:58.
Toi muon chihuahua