Chó lạp xưởng thông minh, tinh nghịch
Giống chó lạp xưởng (hay Xúc Xích) là tên gọi thân thương của người Việt dành cho giống cho ngộ nghĩnh có hình dạng như cây Lạp Xưởng ngày Tết này. Đây là một giống chó lạ có ngoại hình rất đặc biệt và tính cách nhanh nhẹn, thân thiện, loài chó thú vị này đã trở thành một vật nuôi, vật cưng được yêu chuộng và nuôi phổ biến hiện nay.
Nếu bạn có ý định muốn nuôi một chú chó lạp xưởng để bầu bạn trong gia đình thì cần lưu ý đến một số kinh nghiệm để nuôi dưỡng và chăm sóc đúng cách và tốt hơn cho loài chó lạp xưởng – Dachshund (hay còn gọi là Teckel) nhé.
- Tìm hiểu chi tiết về giống chó Xúc Xích (Dachshund)
- Hướng dẫn nuôi chó từ A đến Z
- Cách chọn và nuôi chó con
1. Chọn giống chó Lạp Xưởng
Giống chó Lạp Xưởng gồm có 3 dòng chó chính có kích cỡ và loại lông khác nhau gồm dòng chó lạp xưởng lông ngắn mướt đây là giống thuần chủng, chó lạp xưởng lông vừa và chó lạp xưởng lông dài. Chó lạp xưởng là loài chó vật nuôi rất thân thiện, hoạt bát và đáng yêu.
Để chọn mua được một con chó lạp xưởng giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó lạp xưởng tốt.
Kinh nghiệm chọn mua chó Lạp Xưởng – Dachshund
Một con chó lạp xưởng đúng tiêu chuẩn là chúng có cơ thể dài hơn so với chiều cao của các cặp chân,. Khoảng cách từ mặt đất đến thân mình bằng 1/3 chiều cao đến vai. Chiều dài thân mình hài hoà so với chiều cao đến vai, theo tỷ lệ từ 1,7 đến 1,8 so với 1. Thân hình dài nhưng chắc khỏe và các cặp chân ngắn cứng cáp, nhanh nhẹn, ngực nở, bụng hóp.
Chó lạp xưởng có chiếc cổ đầy và tương đối cao, cổ hơi cong nhẹ ở vùng gáy, đầu thuôn dài luôn ngẩng cao, mắt hơi lồi, mõm dài, sống mũi dài và hẹp, đôi tai khá linh hoạt và luôn buông lơ lửng ở hai bên má.
Khi chọn mua chó lạp xưởng con bạn cần phải theo dõi con chó trong vòng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để quan sát hành vi, tính cách và tình trạng thể lực của chó con, quan sát và đánh giá xem chó con phải nhanh nhẹn, hoạt bát, vui tươi thì mới chọn mua.
Những điểm lỗi không đạt tiêu chuẩn ở chó Lạp Xưởng
Chó lạp xưởng có thân mình ngắn, chân dài. Cơ thể lõng lẻo, không chắc chắn và kém nhanh nhẹn.
Chó có bộ ngực hẹp, ngực kém phát triển. Hông và bụng thắt quá cao.
2. Chế độ dinh dưỡng của chó Lạp Xưởng
Chó lạp xưởng là giống chó nhỏ, cấu trúc cơ thể thuôn dài vì vậy mà hệ tiêu hóa của chó cũng yếu hơn so với những dòng chó lớn khác nên điều quan trọng trong việc chăm sóc chó là cần cho chúng ăn các loại thức ăn phù hợp và đủ dinh dưỡng.
Các chăm sóc chó lạp xưởng theo độ tuổi
Chó lạp xưởng con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt băm nhuyễn, bột gạo, bột ngô, bột ngũ cốc và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày. Nên tránh cho chó ăn thức ăn khô và hạt cứng.
Chó từ 3 – 6 tháng tuổi bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, tôm, trứng, rau củ,… để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của chó lạp xưởng phải được nấu mềm và loãng, nên tránh cho chó ăn các loại xương hay nội tạng động vật vì sẽ gây nguy hiểm cho chó.
Khi chó từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó, nên tập cho chó ăn các loại trái cây, rau củ như bắp cải, cà rốt, bí đỏ, chuối, dưa hấu….
Một số điều cần lưu ý trong việc cho lạp xưởng ăn uống
Tránh cho chó lạp xưởng ăn thức ăn khô, ăn nhiều chất béo dẫn đến tình trạng béo phì rất nguy hiểm cho chó.
Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.
Khi chó ăn xong phải cất đồ ăn và vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng thức ăn, nước uống cho chó, không để chó ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa hoặc uống nước dơ ở ngoài đường.
3. Cách chăm sóc chó Lạp Xưởng
Để có thể chăm sóc tốt cho chó lạp xưởng, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó phải thông thoáng, sạch sẽ, không ẩm ướt. Chó lạp xưởng thường không chịu được khí hậu lạnh và thời tiết nắng nóng, vì vậy nên giữ ấm cho chó khi trời lạnh và tránh cho chó ra đường khi trời nắng nóng.
Chó lạp xưởng cũng rất dễ bị béo phì và bị các vấn đề về xương khớp, hệ tiêu hóa, vì vậy cần chú ý đến chế độ ăn uống và cần phải cho chó cưng của bạn vận động thường xuyên, bởi loài chó lạp xưởng cũng rất hoạt bát và thích vui đùa bên ngoài bên chúng cần được thả chạy nhảy vui chơi tự do trong nhà, đi bộ, vui chơi ở bên ngoài mỗi ngày.
Cho chó tập thể dục và vận động ở ngoài trời như chạy nhảy, bắt bóng,…. khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để rèn luyện thể lực và giúp chó khỏe mạnh hơn.
4. Cách làm vệ sinh cho chó Lạp Xưởng
Việc làm vệ sinh cho chúng không khó và cũng không cần phải tốn nhiều thời gian, chỉ cần bạn kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ ở các vùng nhạy cảm của chó như mắt, tai và răng miệng cho chó hàng tuần.
Chó lạp xưởng thường không bị rụng lông nhiều nên chỉ cần chải lông cho chó hàng tuần để loại bỏ những sợi lông chết, không nên tắm cho chó thường xuyên mà chỉ nên tắm cho chó khi cần thiết, có thể là tắm 1 – 2 tuần 1 lần. Nếu thời tiết lạnh thì bạn có thể hạn chế tắm cho chó, bạn nên dùng khăn bông ngâm vào nước ấm vắt cho khô và lau mình cho chó.
Chó con lúc còn nhỏ thường không kiểm soát được việc đi vệ sinh, vì vậy bạn cần phải tập cho chó biết đi vệ sinh đúng giờ và đúng chỗ.
5. Các bệnh thường gặp ở chó Lạp xưởng
Một lưu ý dành cho những người nuôi chó là tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Khi nuôi thì bạn cần chú ý một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó lạp xưởng như chúng dễ bị mắc các bệnh về đường ruột, hệ tiêu hóa, bị sỏi bàng quang, bệnh đái đường và dễ mắc bệnh béo phì.
Cũng cần chú ý rằng do cấu trúc cơ thể của chó với lưng dài, chân ngắn nên con chó dễ mắc phải hội chứng bệnh đĩa xương sống, đau cột sống và các vấn đề xương khớp khác.
Nếu phát hiện chó thở khò khè, ho, nôn, bỏ ăn, thụ động, tiêu chảy, thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Bạn có thể tìm hiểu một số chứng bệnh thường gặp ở loài chó vật nuôi để có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cho chó của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Lạp Xưởng – Dachshund cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó cần biết để có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn cũng như chế độ ăn uống hợp lý cho chú cún của mình, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó “xúc xích” khỏe mạnh và thông minh.
Câu Hỏi Thường Gặp
Chọn giống chó Lạp Xưởng như thế nào?
Một con chó lạp xưởng đúng tiêu chuẩn là chúng có cơ thể dài hơn so với chiều cao của các cặp chân. Khoảng cách từ mặt đất đến thân mình bằng 1/3 chiều cao đến vai. Chiều dài thân mình hài hoà so với chiều cao đến vai, theo tỷ lệ từ 1,7 đến 1,8 so với 1. Thân hình dài nhưng chắc khỏe và các cặp chân ngắn cứng cáp, nhanh nhẹn, ngực nở, bụng hóp. Chó lạp xưởng có chiếc cổ đầy và tương đối cao, cổ hơi cong nhẹ ở vùng gáy, đầu thuôn dài luôn ngẩng cao, mắt hơi lồi, mõm dài, sống mũi dài và hẹp, đôi tai khá linh hoạt và luôn buông lơ lửng ở hai bên má.
Chế độ dinh dưỡng của chó Lạp Xưởng ra sao?
Chó lạp xưởng con từ 1 - 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt băm nhuyễn, bột gạo, bột ngô, bột ngũ cốc và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 - 5 bữa nhỏ trong ngày. Chó từ 3 - 6 tháng tuổi bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, tôm, trứng, rau củ,... để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển. Khi chó từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 - 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó, nên tập cho chó ăn các loại trái cây, rau củ như bắp cải, cà rốt, bí đỏ, chuối, dưa hấu....
Originally posted 2016-05-23 08:47:40.