Hiện nay việc nuôi chó mèo rất được sự quan tâm của nhiều người, chó mèo khi nuôi cần phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho chính người nuôi và những người xung quanh, tránh những hậu quả không đáng có. Do đó việc chăm sóc và phát hiện chó mèo bị ốm là rất quan trọng.
Chó mèo cũng như các loài vật nuôi khác, không nói được, cần hiểu chúng thông qua cử chỉ, thái độ, hành động của chúng khi tiếp xúc. Nếu chó mèo có bệnh, sẽ biểu hiện rất nhiều dấu hiệu. Người nuôi cần học cách để biết được những dấu hiệu bất thường xẩy ra đối với chó mèo và có cách can thiệp kịp thời. Một khi đã thấy chó mèo ốm có những biểu hiện bất thường như sau:
1. Dấu hiệu chó mèo bị ốm
Bỗng nhiên chó, mèo chở nên rầu rĩ, xanh xao, tái nhợt; khó thở, khò khè hoặc thở hổn hển, ngạt mũi; lờ đờ, không tỉnh táo; mất cân bằng, chóng mặt hoặc đi vòng quanh; bụng chướng lên; rên rỉ như bị đau ở bộ phận nào đó; chán ăn; nôn mửa; tiêu chảy; táo bón; đi khập khiễng; chảy nước dãi, nước bọt nhiều; tiểu tiện nhiều hoặc không đúng lúc.
2. Đưa chó, mèo đi khám
* Đối với chó
– Nhẹ nhàng “nói chuyện” để trấn an, từ từ tiến lại gần chó.
– Quan sát kỹ biểu hiện của chó để phán đoán thái độ của chó.
– Vuốt ve cằm chó rồi tìm tròng dây xích vào cổ chó để cố định nó mà không làm cho chó kinh sợ, hoảng loạn.
– Rọ mõm chó lại.
Nếu không có rọ phải tự làm rọ: dùng một sợi dây mải mềm, nhẹ nhàng quấn quanh mõm chó 2 vòng (không lỏng cũng không chặt quá làm chó khó thở), cho 2 đầu dây gặp nhau ở dưới hàm chó rồi vòng 2 đầu dây ra phía sau tai chó, buộc chặt để khóa mõm chó lại, thắt nút ở sau tai chó một cách cẩn thận.
Tiếp theo cho chó vào một cái hộp hoặc một cái thùng có kích thước phù hợp với chó, có lỗ thông khí để thở nhưng vẫn dữ nguyên dây xích cố định vật nuôi vào hộp đề phòng chúng tẩu thoát dọc đường.
* Đối với mèo
Tốt nhất cho vào một cá vở phích hỏng hay một cái ống hình trụ nếu không thì một cái làn nhựa cố định. Khi vận chuyển phải có dây xích, cố định mèo vào hộp hay thùng đề phòng chúng phá hợp tẩu thoát trên đường đi.
Cho chó mèo lên xe để đưa đến nơi khám và điều trị
3. Một số thao tác đặc biệt chăm sóc và quản lý vật nuôi
* Chăm sóc chó mèo bị ốm
– Không nên gọi chó mèo đến mà chủ động đến gần chó mèo, vuốt ve và khám hoặc cho vật nuôi uống thuốc. Càng thân thiện với chó mèo bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
– Chăm sóc, điều trị cho chó, mèo tại nhà được thì tốt nhất, vì khi mang đến nơi khách chúng sẽ bị stress.
– Cần bố trí cho chó mèo có chỗ ở sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè gần khu vệ sinh của chó mèo.
* Cho chó, mèo uống thuốc
– Cho chó uống thuốc và nhỏ thuốc vào mắt, tai cho chó
+ Không trộn thước vào thức ăn, nước uống của chó vì chó rất tinh không ăn và sẽ nhè ra.
Cho chó ngồi suống, dùng một tay bóp mạnh vào khu vực bên trong hàm chó, tay kia mở rộng hàm trên, sau đó nhét ngay viên thuốc vào sâu bên trong gốc lưỡi càng tốt, sau đó dùng 2 tay khép 2 hàm của miệng chó lại, giữ cho đầu chó hơi ngẩng lên, dùng tay tay kia vuốt xuôi theo cổ họng. Khi thấy chó liếm mép tức là thuốc đã xuôi, cần vỗ về động viên kịp thời.
+ Dùng thuốc nước: hút thuốc vào ống tiêm; phương pháp này được dùng khi một con chó không uống thuốc viên, nhè ra. Khi đó hòa thuốc vào nước đường, mở miệng con vật ra như thao tác ở trê, nhẹ nhàng đưa ống tiêm vào miệng chó, theo sát một bên mép, đưa sâu ống tiêm vào phía họng rồi bơm thuốc vào.
+ Nhỏ thuốc vào tai chó
Khi chó bị viêm tai, cần nhỏ thuốc vào tai và làm như sau: dùng tay bóp miệng chó ở phí hàm dưới, nghiêng đầu chó để vành tai ngả ra phía sau, đưa ống thuốc vào tai chó theo hướng của chóp mũi và bơm thuốc vào sau đó cho vành tai của chó chở về vị trí ban đầu. Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhưng dứt khoát lên vành tai của chó giúp cho thuốc lan đều ra toàn ống tai.
+ Nhỏ thuốc vào mắt cho chó: đầu tiên dùng khăn bông sạch hòa nước muối loãng rửa mắt cho chó, nhằm loại bỏ hết bụi xung quang và trên mắt chó. Nhẹ nhàng khống chế đầu chó và giữ cho mắt chó mở ra, đưa bàn tay về phí mắt chó từ trên và phía sau để khỏi làm chó sợ. Nhẹ nhàng nhỏ thuốc vào mắt chó theo liều hướng dẫn của bác sỹ thú y.
– Cách cho mèo uống thuốc
Khi cho mèo uống thuốc viên, dùng ngón tay cái và ngón trỏ cầm giữ chán mèo và đưa đầu mèo ngước lên, tay kia dùng ngón giữa và ngón áp út chắn giữ hàm răng dưới của mèo cho nó há miệng rộng ra sau đó cố gắng đưa thuốc vào sâu cổ họng mèo.
Khi cho mèo uống thuốc dạng bột, có thể trộn thuốc vào thức ăn của mèo hoặc cho thuốc vào sữa khuấy đều rồi bôi xung quang mép mèo để mèo liếm thức ăn, đễ dàng đưa thuốc vào bụng.
Khi cho chó mèo uống thuốc dạng nước nên dùng bơm tiêm cho thuốc vào sâu khe mép của mèo, sau đó bơm thuốc vào cho mèo nuốt.
Ts. Vũ Đức Hạnh – Phòng CGKTNN
Originally posted 2023-07-19 19:20:59.