Tìm hiểu nuôi cá kiếm

Họ: Cá khổng tước – Poeciliidae

Phân bố: Nam Mêhicô, Guatemala

Chiều dài: Cá đực 6-10cm không kể kiếm, cá cái 8-12cm.

Chiều dài bể: 60cm.

Chế độ ăn: Giun, động vật thân giáp, côn trùng, chất thực vật, thức ăn tổng hợp.

Nhiệt độ nước: Từ 21 đến 26 độ C.

Bể nuôi chung: Có thể hung hăng với các loại cá nhỏ hơn.

Cá kiếm là loài cá đẻ con dong dỏng cao và dẹp bên mang một bộ phận kéo dài đặc trưng dạng kiếm tạo ra bởi các tia vây cuối cùng của thùy dưới của vây đuôi. Cá đực 8-10 tháng có kiếm dài 5cm. Cá cái thấp lùn hơn không có ống dài hình kiếm này.

 cá kiếm
Cá kiếm là một trong những loại cá cảnh được ưa chuộng

Ở cá sống trong thiên nhiên, lưng có màu xám ôliu, hông có màu lục vàng hay lục lam và mép của các vây màu nâu. Một dải màu đỏ hay tím sẫm đi từ mõm cá, qua mắt và đi tới phần gốc của đuôi. Ở cá đực, nó kéo dài tới kiếm. Mỗi bên dãy sẫm này có một vòng lục nhạt. Kiếm của cá có thể xanh lục, da cam, đỏ hay vàng, nhưng mép luôn luôn có rạch đen. Vây lưng màu vàng, có điểm thêm một hay nhiều dãy chấm đỏ. Cá cái cũng có màu tương tự nhưng tối hơn.

Tùy theo màu thân, người ta có các chủng: đỏ, xanh, đen.

– Cá kiếm đỏ: Toàn thân màu đỏ, vây màu hồng nhạt.

– Cá kiếm xanh: Lưng xanh thẫm, một vệt đỏ hoặc da cam kéo dài từ mang đến tận cùng vây đuôi, kiếm và hông có màu vàng hoặc xanh.

– Cá kiếm đen: Toàn thân màu xanh đen, óng ánh xanh lá cây.

Cá kiếm rất dễ nuôi, thích hợp với người bắt đầu nuôi cá cảnh. Nó có thể sống trong một bể nuôi có chứa một thảm thực vật dày và có những khoảng trống cho cá phát triển thoải mái. Nước phải cứng trung bình và hơi kiềm, không cần muối.

Cá cái 5-6 tháng tuổi có thể đẻ. Trong thời kỳ sinh sản, phải đặt cá cái có mang trong một bể nuôi có trồng nhiều cây cỏ. Thời gian cá có chửa kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Khi bể nuôi được thoáng đãng và ở nhiệt độ cao (25-26 độ C) cá kiếm sinh sản dễ dàng, nhưng vì cá đực hay ghen và hiếu chiến, ta phải tách chúng ra, và mỗi lần chỉ để một con đực trong bể cá cái. Cá cái, mỗi lần thụ tinh sẽ sinh nở mỗi tháng một lần tới 50 con (có thể từ 20 đến 200 con). Cá mẹ phải được tức khắc tách ra ngoài tránh không cho nó ăn cá con.

Người ta đã cho lai cá kiếm với các loài khác cùng chi. Một số biến dạng có đuôi dạng đàn lia hoặc hai kiếm, một cái ở trên, một cái ở dưới. Ở nước ta, các nghệ nhân còn nuôi được loại cá kiếm màu đỏ hai đuôi gọi là cá song kiếm.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Khái quát cá kiếm là gì?

Cá kiếm là loài cá đẻ con dong dỏng cao và dẹp bên mang một bộ phận kéo dài đặc trưng dạng kiếm tạo ra bởi các tia vây cuối cùng của thùy dưới của vây đuôi. Cá đực 8-10 tháng có kiếm dài 5cm. Cá cái thấp lùn hơn không có ống dài hình kiếm này.

Cá kiếm thường có những màu nào?

1. Cá kiếm đỏ: Toàn thân màu đỏ, vây màu hồng nhạt; 2. Cá kiếm xanh: Lưng xanh thẫm, một vệt đỏ hoặc da cam kéo dài từ mang đến tận cùng vây đuôi, kiếm và hông có màu vàng hoặc xanh; 3. Cá kiếm đen: Toàn thân màu xanh đen, óng ánh xanh lá cây.

Đặc tính sinh sản của cá kiếm như thế nào?

Cá cái 5-6 tháng tuổi có thể đẻ. Trong thời kỳ sinh sản, phải đặt cá cái có mang trong một bể nuôi có trồng nhiều cây cỏ. Thời gian cá có chửa kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Khi bể nuôi được thoáng đãng và ở nhiệt độ cao (25-26 độ C) cá kiếm sinh sản dễ dàng, nhưng vì cá đực hay ghen và hiếu chiến, ta phải tách chúng ra, và mỗi lần chỉ để một con đực trong bể cá cái. Cá cái, mỗi lần thụ tinh sẽ sinh nở mỗi tháng một lần tới 50 con (có thể từ 20 đến 200 con). Cá mẹ phải được tức khắc tách ra ngoài tránh không cho nó ăn cá con.