Cá cảnh

Cá cảnh: Phân loại và đặc điểm

Farmvina

No Comments

Phân loại và đặc điểm của cá cảnh

Các loài cá cảnh khác nhau được phân bố trên khắp thế giới, có đến vài nghìn loại cá cảnh. Có loài sinh sống ở vùng nước ngọt, có loài phù hợp với vùng nước mặn. Có loài sinh sống ở khu vực ôn đới, có loài phát triển ở khu vực nhiệt đới.

Có loài nổi tiếng vì màu sắc sặc sỡ, có loài được biết nhiều nhờ hình dạng kỳ dị, cũng có loài được quan tâm chỉ vì số lượng ít ỏi trong tự nhiên.

Thị trường cá cảnh thường chia làm 3 nhóm cá cảnh chính:

  • Cá cảnh nước ngọt ôn đới
  • Cá cảnh nước ngọt nhiệt đới
  • Cá cảnh nước mặn nhiệt đới

Nào, hãy cùng Farmvina khá từng loại cá cảnh kể trên nhé!

Cá cảnh nước ngọt ôn đới

Cá cảnh nước ngọt ôn đới chủ yếu có cá trích đỏ, cá vàng Trung Quốc, cá chép gấm Nhật Bản (còn gọi là cá chép Koi Nhật mà chúng ta thường nghe thấy). Chúng có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc và Nhật Bản.

cá Koi
Cá Koi Nhật Bản
cá vàng
Cá Vàng Trung Quốc

Cá trích đỏ thì có hình dạng rất giống cá trích thịt, dựa vào màu sắc chia làm một số loại khác nhau như cá trích đỏ, cá trích đỏ đốm trắng và cá trích ngũ sắc. Cá trích chủ yếu được nuôi ở hồ cá của những khu du lịch hoặc trong hồ phun nước.

Cá cảnh nước ngọt nhiệt đới

Cá cảnh nước ngọt nhiệt đới gồm 3 chủng loại chính là cá ông tiên, cá đèn (cá mắt đèn) và cá rồng:

Cá ông tiên: Là một trong những loài cá đẹp nhất thế giới nhờ có sự phối trí tuyệt vời giữa vây lưng, vây ngực, vây bụng. Khi di chuyển, cá tạo được sự mềm mại, thướt tha, chậm rãi trong dáng bơi, đĩnh đặc trong tư thế, tạo nên nét phúc hậu thần tiên. Một số loài cá ông tiên điển hình như: đỏ bảy màu, xanh bảy màu, sọc xanh bảy màu, ông tiên đen, ông tiên chấm mè đen, ông tiên uyên ương, ông tiên mắt đỏ kim cương …

cá ông tiên cá thần tiên

Bạn có thể tìm hiểu thêm về loài cá ông tiên tại bài viết NÀY.

Cá đèn (cá mắt đèn): Chúng ta có nhiều loại cá đèn như đèn giao thông, đèn xi-nhan, tam giác xanh, đèn hồng liên, đèn hắc liên … Loài cá này nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu, khi bơi trong nước thoắt ẩn thoắt hiện, được mọi người rất yêu thích.

cá đèn cá mắt đèn lampeye fish

Cá rồng: Là một trong những loài cá cảnh nổi tiếng nhất, cá rồng được xem là loài cá phong thuỷ đặc trưng của người Á Đông. Mọi người tin rằng nuôi cá rồng sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ, đồng thời xua đuổi những điều không may mắn. Do vậy, người nuôi cá rồng cần nắm rõ kỹ thuật nuôi và tập tính của loài cá này để chúng sinh trưởng tốt, mang lại phúc lộc cho gia đình.

Một số loài cá rồng điển hình như cá ngân long, hồng long, kim long, hắc long …. Chúng được ví là “hoá thạch sống”, quý phái và xinh đẹp, được nhiều người yêu thích.

Farmvina có hẳn 1 chuyên mục dành riêng cho Cá Rồng, các bạn đón xem tại ĐÂY.

Cá cảnh nước mặn nhiệt đới

Cá cảnh nước mặn nhiệt đới gồm hơn 30 họ, các chủng loại thường gặp gồm họ cá dĩa, họ cá dĩa gai, họ cá miểng sành chim, họ cá miểng sành da thô, trong đó các loại nổi tiếng gồm ông tiên hoàng đế, cá dĩa hình nhân, cá ngựa, cá hề đỏ, cá dĩa ánh trăng, cá dĩa bán nguyệt, cá ông tiên nữ hoàng, ông tiên hoàng hậu, quý xanh …

Màu sắc của cá cảnh nước mặn nhiệt đới rất sặc sỡ, có nhiều dạng hoa văn khác nhau. Rất nhiều chủng loại có khả năng tự bảo vệ bản thân, có một số loài có mắt giả, một số có đuôi giống như dao sắc, một số loài có vây cứng có độc, một số loài cơ thể có thể tiết ra chất độc, một số có thể thay đổi màu sắc, cũng có một số có thể thay đổi hình dạng … muôn màu muôn vẻ, cho thấy sự đa dạng và hấp dẫn của thiên nhiên.

nuôi cá cảnh

Mẹo nhỏ: Một số loài cá cảnh không thích hợp nuôi trong bể trồng thực vật thuỷ sinh

Nếu bạn là người yêu thích thực vật thuỷ sinh, hơn nữa trong nhà cũng nuôi trồng thành công 1 bể thực vật thuỷ sinh. Việc lựa chọn cá cảnh để chúng làm nền cho bể thuỷ sinh là điều vô cùng quan trọng!

Có một số loài cá rất phá phách, thích gặm nhấm thực vật thuỷ sinh và như thế cây cỏ rong rêu (mà bạn dày công chăm sóc) sẽ bị tàn phá trong chốc lát. Dưới đây, Farmvina mách bạn một số loài cá không thích hợp nuôi trong bể thuỷ sinh:

  • Cá bút chì (Striped anastomus): thích gặm nhấm những thực vật thuỷ sinh nhỏ
  • Cá đô la bạc (Metynnis argenteus): thức ăn là thực vật thuỷ sinh
  • Cá bụng đỏ miệng lửa (Thorichthys meeki): loài cá này có bụng và cổ họng màu đỏ. Đây là loài cá hay tàn phá mạnh thực vật thuỷ sinh
  • Cá đầu rắng: thích đào bới dưới đáy bể, khiến cho thực vật thuỷ sinh không được yên ổn sống.
  • Cá hỏa tiễn (Balantiocheilus melanopterus): có sở thích ăn lá non, chồi của thực vật thuỷ sinh.
  • Cá chạch hề/cá heo hề (Chromobotia macracanthus): thích đào bới đất cát ở đáy bể, làm xáo trộn đời sống của thực vật thuỷ sinh.
  • Cá chuôn hai màu (Epalzeorhynchos bicolor): hành động tập thể, thích đào bới đất cát ở đáy bể, làm xáo trộn đời sống của thực vật thuỷ sinh.
  • Cá nóc: loài cá này rất đẹp được nhiều người yêu thích. Thức ăn của chúng là ốc sên. Vì chúng thích tấn công thực vật thuỷ sinh, thường xuyên cắn thủng lá nên không thích hợp nuôi trong bể trồng thực vật thuỷ sinh.
  • Cá vàng: thích cắn các loại thực vật thuỷ sinh nhỏ.
Cá Chạch Hề
Cá Chạch Hề
Cá Bút Chì
Cá bút chì

Originally posted 2023-04-16 08:59:10.

Farmvina mang đến những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích giúp bạn nuôi thú cưng dễ dàng và hiệu quả. Chúng tôi phát triển trang web này với những ký ức đẹp về BadBoy, chú chó Lạp Xưởng (Dachshund) đã qua đời mà chúng tôi yêu quý.

Viết một bình luận

Item added to cart.
0 items - $0.00