Chim cảnh đẹp, Chim hót

Chim sáo: Hướng dẫn chọn giống và chăm sóc

Farmvina

No Comments

Chim sáo nuôi làm sao?

Kỹ thuật nuôi chim Sáo tương đối vất vả thời gian đầu vì đây là loài chim khá hung dữ khi thấy người lạ. Do đó để nuôi được chim Sáo thuần và hót hay nhất định phải kiên nhẫn.

Chim Sáo là loài chim đẹp, thông minh và đặc biệt là có thể nói được. Tuy không nói được dài nhưng nếu biết kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, chim Sáo có thể là một trong những loại chim cảnh đáng nuôi nhất của người Việt.

Chọn giống

Chim Sáo nói thường phổ biến 3 loại là Sáo đen, Sáo nâu và cà cưỡng. Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà chọn từng loại chim Sáo khác nhau. Nhưng về cơ bản khi chọn nuôi chim Sáo nên chọn con to khỏe, đầu to, mỏ đẹp móng đẹp trong đàn. Chọn con linh hoạt hay kêu, chân cẳng to, mỏ to.

chim sáo
Chim có rất nhiều loại từ đen, nâu, cà cưỡng.

Lồng chim

Nuôi chim chỉ cần chọn loại lồng trung bình, bằng tre, bằng mây hay bằng lưới kẽm. Chim Sáo không quậy chỉ thích đứng im tại chỗ nhưng nó lại thường dùng mỏ cạy cửa. Vì thế để bảo vệ lồng bạn nên dùng kẽm để khóa cửa lồng lại.

Kỹ thuật nuôi và cách tập chim nói

Trong kỹ thuật nuôi chim Sáo điều đầu tiên phải biết đó là không nên nuôi những con đã quá trưởng thành bởi đây là loài chim khá hung dữ khi gặp người lạ. Do đó nên nuôi từ lúc chúng còn nhỏ để có thời gian làm quen và tạo sự thân thiện giữa chủ với chim. Có như vậy bạn mới không mất quá nhiều thời gian thuần chúng.

Thời gian đầu không nên thả rông chim Sáo mà hãy nhốt trong lồng kín, đặt ở nơi yên tĩnh và hạn chế người lạ qua lại. Khi chim Sáo đã nói rành bạn có thể để lồng ở góc cửa ra vào, gặp người khác nó sẽ nói ngay câu bạn dạy. Vì đặc tính này nên một số người cũng thích dùng Sáo để giữ nhà.

Nếu muốn dạy Sáo nói, giờ dạy hiệu quả nhất vào lúc chiều tối, hoặc lúc Sáo đang ngủ và lúc đưa món mồi nhử. Muốn dạy Sáo nói cần phải kiên trì khoảng 5-6 tháng. Nhưng nên lưu ý rằng con Sáo sẽ bắt chước tiếng y như người dạy, vì vậy nếu giọng bạn thế nào thì giọng Sáo cũng như thế.

Thức ăn

Chim Sáo là con vật dể nuôi, ăn cào cào, sâu bọ, cơm, gạo… Nếu nuôi trong lồng thì chuối, cơm, hay bột đậu phộng trộn trứng là thích hợp cho chim Sáo.

chim sáo
Nuôi chim Sáo tương đối vất thời gian thuần vì chúng khá hung dữ.

Các loại bệnh Sáo thường mắc

Trong quá trình nuôi chim Sáo cũng rất dễ bị bệnh tiêu chảy, nặng hơn là viêm phổi. Do đó để chim luôn khỏe mạnh bạn cần phải chú ý chăm sóc và cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra cũng cần vệ sinh lồng chim thật cẩn thận, mùa Đông cần che chắn để Sáo lúc nào cũng đủ ấm và pha nước đường cho vào cóng nước để Sáo uống.

An Dương

Câu Hỏi Thường Gặp

Cách chọn giống chim sáo hiệu quả?

Chim Sáo nói thường phổ biến 3 loại là Sáo đen, Sáo nâu và cà cưỡng. Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà chọn từng loại chim Sáo khác nhau. Nhưng về cơ bản khi chọn nuôi chim Sáo nên chọn con to khỏe, đầu to, mỏ đẹp móng đẹp trong đàn. Chọn con linh hoạt hay kêu, chân cẳng to, mỏ to.

Nên làm lồng chim nuôi sáo như thế nào?

Nuôi chim chỉ cần chọn loại lồng trung bình, bằng tre, bằng mây hay bằng lưới kẽm. Chim Sáo không quậy chỉ thích đứng im tại chỗ nhưng nó lại thường dùng mỏ cạy cửa. Vì thế để bảo vệ lồng bạn nên dùng kẽm để khóa cửa lồng lại.

Thức ăn của chim sáo là gì?

Chim Sáo là con vật dể nuôi, ăn cào cào, sâu bọ, cơm, gạo... Nếu nuôi trong lồng thì chuối, cơm, hay bột đậu phộng trộn trứng là thích hợp cho chim Sáo.

Chim sáo thường hay mắc những bệnh gì?

Trong quá trình nuôi chim Sáo cũng rất dễ bị bệnh tiêu chảy, nặng hơn là viêm phổi. Do đó để chim luôn khỏe mạnh bạn cần phải chú ý chăm sóc và cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra cũng cần vệ sinh lồng chim thật cẩn thận, mùa Đông cần che chắn để Sáo lúc nào cũng đủ ấm và pha nước đường cho vào cóng nước để Sáo uống.

Originally posted 2018-01-11 19:45:13.

Farmvina mang đến những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích giúp bạn nuôi thú cưng dễ dàng và hiệu quả. Chúng tôi phát triển trang web này với những ký ức đẹp về BadBoy, chú chó Lạp Xưởng (Dachshund) đã qua đời mà chúng tôi yêu quý.

Viết một bình luận

Item added to cart.
0 items - $0.00