Thú cưng khác

Cua ẩn sĩ (ốc mượn hồn) nuôi như thế nào?

Farmvina

No Comments

Cua ẩn sĩ (sỹ), hay cua ký cư, ốc mượn hồn, (danh pháp hoa học: Paguroidea) là một siêu họ giáp xác decapoda có danh pháp khoa học Paguroidea. Phần lớn các loài cua ẩn sĩ có bụng không đối xứng. Chúng chui vào trong một vỏ ốc rỗng, mang theo vỏ ốc khi di chuyển.

Cua ẩn sĩ có thể sống trong vỏ ốc với đường kính lên đến hơn 15cm. Loại cua này rất hung dữ. Nó thường ăn phần thịt của các loài động vật thân mềm có vỏ, sau đó chui vào vỏ của con vật bị nó ăn thịt để sinh sống.

Khi lớn lên, loài cua này sẽ thay đổi vỏ to hơn để cư ngụ. Cua ẩn sĩ cũng có thể nuôi để làm cảnh. Bạn nên tham khảo những lời khuyên dưới dây từ Farmvina để chăm sóc cua ẩn sĩ thật tốt nhé!

Công tác chuẩn bị trước khi nuôi

Khi đưa cua về nhà, trước tiên bạn phải ngâm nó trong nước muối ấm từ 1 đến 2 phút để loại bỏ ký sinh trùng. Đối với bể nuôi, cần phải che nắng và trải cát ở dưới đáy bể, trong cát bỏ khoảng 1 đến 2 thìa muốn canxi (cua sẽ trực tiếp hấp thụ lượng muối cần thiết từ trong cát). Khi mới mua về, cua thường chui xuống cát từ vài ngày, cho đến vài tuần lễ để thích ứng với môi trường mới. Lúc đó, cua vẫn chưa chịu hoạt động nhiều hoặc chưa chịu ăn, phải đợi cho đến khi nó quen thuộc với lớp các trong bể.

Không nên bắt ốc mượn hồn đặt lên tay hay quấy nhiễu nó. Nên đặt ốc ở nơi tối và yên tĩnh. Hằng ngày phải thay đổi thức ăn, đồng thời đảm bảo chỗ ở của nó có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

ốc mượn hồn

Vị trí đặt bể nuôi cua ẩn sĩ

Nên cố chọn vị trí càng gần cửa sổ càng tốt, hoặc nơi ánh sáng chiếu xiên vào (lưu ý không chọn nơi mà ánh nắng chiếu trực tiếp) để đặt bể. Mép cao nhất của bể phải nằm dưới mép thấp nhất của cửa sổ.

Trong bể nên bỏ nhiều những đồ vật để cua có thể ẩn nấp, ví dụ như nhà nhỏ, với mục đích tạo thói quen cho nó. Cua ẩn sĩ rất nhát, chui vào những cái nhà nhỏ trong bể sẽ khiến nó cảm thấy an toàn. Bản thân chúng cũng rất thích nghỉ ngơi trong đó.

Bể nuôi cua

Bể nuôi giúp cua ẩn sĩ có 1 môi trường thoải mái để sống. Có thể sử dụng loại bể bằng nhựa hoặc bể kính. Bể nên có nắp đậy, để để phòng cua bò ra ngoài. Trên nắp có lỗ nhỏ để thoáng khí, nắp có thể đậy chặt để giữ nhiệt độ và độ ẩm.

Nếu nuôi nhiều cua thì nên chuẩn bị từ 1 đến 2 bể dự phòng, để làm chỗ lánh nạn cho những con của lột xác. Nếu phát hiện con cua nào có dấu hiệu lột xác thì bạn nên bỏ nó vào cái bể dự phòng đó.

Ngoài ra, bể dự phòng còn làm nơi điều trị cho những con cua mắc bệnh hoặc những con cua tự huỷ hoại bản thân do chịu phải áp lực lớn.

nuôi cua ẩn sĩ

Nhiệt độ & độ ẩm

Vì cua ẩn sĩ sinh sống ở khu vực cận nhiệt đới nên độ ẩm thích hợp dao động trong khoảng 20-30 độ C. Khi nhiệt độ giảm xuống 15 độ C, cua bắt đầu trở nên chậm chạp. Nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C, cua sẽ chết.

Có thể sử dụng thảm điện hoặc đèn tia tử ngoại để giữ cho nhiệt độ bể nuôi trong khoảng 26 – 30 độ C. Vì cua ẩn sĩ hô hấp bằng mang, nếu độ ẩm thấp, nó sẽ không thể hô hấp được, nên duy trì độ ẩm trong khoảng 60% – 80%. Vào mỗi buổi sáng nên dùng nước có pha muối canxi (không nên sử dụng nước máy có chứa Clo) tiến hành phun sương từ 2 đến 3 lần vào bể.

Không gian sinh sống

Cần phủ cát dưới đáy bể để giúp cua có chỗ ẩn nấp khi lột xác. Lớp cát phải có chiều dày gấp từ khoảng 1 đến 2 lần chiều cao của cua (ít nhất phải dày từ 5-7cm), hạt cát phải có đường kính từ 2-3mm. Nếu hạt mịn quá, cát sẽ chui vào trong vỏ. Nếu hạt cát to quá, thì sau khi lột xác, cua không thể nào bò lên trên mặt cát. Trong bể có thể bố trí những khúc gỗ để cua có thể leo trèo lên.

Nuôi riêng cua to và cua nhỏ

Trong cùng một bể, nếu đồng thời nuôi cả cua to và cua nhỏ, thì cần phải để ý xem cua to có tấn công cua nhỏ hay không. Nếu xảy ra tình trạng này, thì cần phải nuôi riêng cua to và cua nhỏ.

Cho ăn

Cua ẩn sĩ là động vật hoạt động về đêm. Thời điểm cho ăn tốt nhất là sau 10 giờ đêm. Mỗi ngày đều phải thay đổi thức ăn. Bình thường, cua sẽ dùng càng trước để tìm thức ăn ở trong cát.

chăm sóc cua ẩn sĩ

Khi nuôi cua ẩn sĩ, bạn có thể cho nó ăn cơm, bánh mì, trứng, rau quả, cá … Ngoài ra, nó đặc biệt thích ngô. Sau khi cua lột xác bạn có thể cho nó ăn thức ăn chứa nhiều canxi và protein như thịt, cá, tôm (cả vỏ), vỏ trứng … Không nên cho chúng ăn hành tỏi, thức ăn chứa mù tạt, thức ăn cay, thức ăn có chất bảo quản, đường, thức ăn chứa nhiều dầu, thức ăn chứa chất chống côn trùng.

Nước uống có thể dùng nước khoáng, nước cất hoặc nước đun sôi để nguội. Lưu ý không được cho uống nước máy có chứa Clo. Vì cua ẩn sĩ hô hấp bằng mang, nếu trong nước có chứa clo thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của nó.

Vệ sinh

Độc tính của các chất tẩy rửa có tác hại rất lớn đối với cua ẩn sĩ. Vì vậy, khi vệ sinh bể nuôi, tuyệt đối không được dùng các chất tẩy rửa như nước rửa bát, dung dịch kiềm … Mùa hè, các loại vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở nên cần phải đánh rửa bể nhiều hơn.

Còn mùa đông, không cần phải đánh rửa nhiều như vậy, trung bình 2-3 tháng đánh rửa một lần. Nếu phát hiện trong bể có mùi khác thường hoặc có côn trùng, thì nên lập tức đánh rửa.

Trước khi đánh rửa, cần để ý xem trong bể có cua nào bị “mất tích” không. Nếu có cua bị “mất tích”, chứng tỏ nó đang trốn ở dưới lớp cát và đang chuẩn bị lột xác. Lúc đó, cần dừng ngay việc đánh rửa bể. Chuẩn bị một chiếc bể nhựa, đổ nước ấm có pha muối canxi vào bể, mực nước cao khoảng bằng vỏ ốc của cua. Sau đó nhặt của từ bể nuôi và bển nhựa, nhớ để cho miệng vỏ ốc hướng lên trên. Để cho chúng đi lại trong nước từ 1-2 phút sau đó lấy ra.

Mẹo nhỏ: Làm sao để tránh bị cua ẩn sĩ kẹp?

Mặc dù cua ẩn sĩ thường chỉ kẹp người khi nó cảm thấy sợ hãi hoặc bị dồn vào bước đường cùng, nhưng đôi lúc nó cũng cắp người một cách vô cớ.

Vì thế, bạn luôn phải cẩn thận đề phòng. Khi bạn bị nó kẹp, nếu phun nước hay xả nước vào nó với mục đích làm cho nó nhả càng ra thì rất có thể bạn sẽ bị kẹp đau và lâu hơn.

Một kinh nghiệm là khi sờ vào cua ẩn sĩ, bạn nên duỗi thẳng bàn tay để cho cơ bắp ở bàn tay căng ra. Như thế cua sẽ khó kẹp tay bạn.

Bạn muốn nuôi loài khác, hãy xem:

Originally posted 2023-04-15 22:41:08.

Farmvina mang đến những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích giúp bạn nuôi thú cưng dễ dàng và hiệu quả. Chúng tôi phát triển trang web này với những ký ức đẹp về BadBoy, chú chó Lạp Xưởng (Dachshund) đã qua đời mà chúng tôi yêu quý.

Viết một bình luận

Item added to cart.
0 items - $0.00