Sau trận đá gà nòi
Gà cựa kết thúc độ đá cao hơn gà đòn. Có cặp ngay hiệp đầu đã ăn thua, nếu có một con bị đâm vào chỗ hiểm, chỗ tử huyệt. Nếu là đá gà cựa sắt thì cuộc chơi càng chóng tàn. Gà đòn, nhiều cặp phải đá cả buổi mới hạ màn. Trong trường hợp này con thắng cũng nhừ đòn, cũng rã rời thân xác, đừng nói chi con thua trận.
Xong độ gà, thắng thua đều được bắt ra khỏi bồ, gà ai chủ nấy nhận. Những con gà đá thua, nhưng thua do rủi chứ không kém tài, kém sức thì được chủ đem về nuôi tiếp. Còn gà thắng độ, chưa chắc không bị thương trong mình, nên chủ nuôi cũng cẩn thận lo thuốc thang chữa chạy …
Vỗ hen để gà chọi hay
Sau mỗi hiệp đá, mỗi gà đều được chủ bắt ra vỗ hen cho sạch đờm nhớt bên trong cổ và miệng. Sau độ gà, con thua cũng như con thắng, cũng được chủ bồng ra vỗ hen rời tắm táp cho sạch máu me dính trên mình, nhất là ở những vết thương.
Chữa trị vết thương
Những vết thương bị đâm sâu vào thịt, hoặc rách toát ngoài da, hay bầm dập tụ máu đều được chăm sóc kỹ. Trước hết ta nên nặn hết máu bầm ra, rửa vết thương cho sạch, sau đó sát trùng và nếu cần thiết phải may vá lại cho mau lành lặn. Chó lành da, gà lành xương – mọi thương tật của gà sau độ đá sẽ mau lành.
Chăm sóc tốt cho con gà chọi hay
Sau khi gà đá độ về, dù thắng trận nhiều con cũng sa sút sức khoẻ trầm trọng. Ta nên cho gà ăn uống bổ dưỡng, nhốt vào nơi thật sự yên tĩnh cho gà nghỉ ngơi, nhờ đó mới phục sức nhanh được.
Không thể đoán trước được đích xác thời gian tĩnh dưỡng và ngơi nghỉ đó là bao lâu. Chỉ biết khi nào sức khoẻ của gà thực sự hồi phục, mọi vết thương đã lành lặn thì mới khởi động lại việc tập dượt để chờ dịp tranh tài. Con gà hay, nằm trong tay người nuôi giỏi, giàu kinh nghiệm, con gà đó càng ngày càng xuất sắc hơn.
Ngược lại, con gà chọi hay mà lọt vào tay người không có kinh nghiệm dưỡng nuôi, nhất là đá theo cảm hứng bất chấp sức khoẻ của gà lúc đó ra sao, thì chắc chắn nhiều độ bị thua oan một cách đáng tiếc.
Vũ Hồng Anh
Originally posted 2016-05-23 23:58:06.