Kỹ thuật nuôi cá cảnh

10 yếu quyết phòng bệnh cho cá cảnh

Farmvina

No Comments

Cá cảnh rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường nước nên có thể nói nước bể nuôi là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng cá cảnh. Nếu môi trường nước sạch, các chỉ số thủy – lý – hóa phù hợp thì cá sẽ phát triển tốt, ít dịch bệnh; ngược lại cá sẽ phát bệnh ngay, thậm chí không cứu kịp và gây thiệt hại nặng cho người nuôi.

Chất lượng nước trong quá trình nuôi thay đổi thường là do sự phân hủy thức ăn dư thừa hay phân cá làm môi trường nước bị ô nhiễm, các phiêu sinh động vật và tảo phát triển làm môi trường thiếu oxy, độ pH nước thay đổi bất lợi cho cá. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ nước hay nhiệt độ vượt mức giới hạn chịu đựng của cá cũng là nguyên nhân khiến cá cảnh bị bệnh.

Thức ăn cho cá cảnh có chất lượng không đảm bảo, bị ôi thiu, thành phần dinh dưỡng không đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cá, hay cho ăn không đủ no cũng làm cho cá yếu, dễ bị dịch bệnh tấn công. Các loại thức ăn tươi cho cá như: artemia, trùn chỉ, lăng quăng… cũng có thể gây nguy hiểm cho cá nếu không qua xử lý vì chúng mang nhiều mầm bệnh.

cá cảnh
Làm sao để có một hồ nuôi cá cảnh khỏe mạnh

Việc bắt cá, thay nước không đúng kỹ thuật cũng có thể làm cho cá bị tuột nhớt, bị xây xát khiến cá bị yếu, dễ bị dịch bệnh tấn công. Ngoài ra, còn có nhiều tác nhân khác có thể gây bệnh cho cá như: bể cá dơ, các loài thực vật thủy sinh trong hồ mang mầm bệnh, bể cá cũ không được sát trùng trước khi nuôi mới, cá cảnh chưa qua xử lý mà thả nuôi chung với cá cũ…

Về biện pháp phòng bệnh cho cá, trước hết, chọn nguồn nước có chất lượng tốt để cấp cho bể nuôi và phải qua xử lý để đưa các yếu tố nhiệt độ, pH vào ngưỡng phát triển thích hợp cho cá. Nước trước khi thả cá cần phải phơi nắng để diệt vi khuẩn và thoát khí độc.

Đối với nước giếng thì cần phơi nắng khoảng 12 giờ là có thể thả cá, nhưng đối với nước thủy cục thì cần phải phơi nắng trên 1 ngày. Không được thả cá với mật độ quá cao và nhiều loài trong cùng một bể nuôi.

Thường xuyên theo dõi, vệ sinh bể cá, nhất là đáy bể vì phân cá tồn trữ lâu ngày là nguồn lây nhiễm bệnh cho cá. Trong trường hợp thêm nước hay thay nước mới, cần phải chọn nguồn nước có các chỉ số thủy – lý – hóa tương đồng với nước trong bể, nhất là các yếu tố nhiệt độ, pH. Cần duy trì sự chênh lệch nhiệt độ nước trong bể nuôi giữa ngày và đêm không vượt quá 50C.

Cần chủ động tìm nguồn thức ăn tươi sống, đủ chất dinh dưỡng cho cá ăn để cá sinh trưởng, phát dục tốt; đồng thời giúp cá có màu sắc đẹp mắt. Đối với các loại thức ăn tươi có nguồn gốc từ các cống, rảnh như: lăng quăng, trứng nước thì cần rửa sạch trước khi cho cá ăn.

phòng trị bệnh nuôi cá cảnh

Khẩu phần thức ăn hàng ngày của cá cần xác định dựa vào khối lượng cá có trong bể, tình hình sức khỏe cá, tránh tình trạng cho ăn dư thừa. Cần có lịch thời gian cho cá ăn cụ thể cũng như định lượng thức ăn trong mỗi lần cho ăn (có điều chỉnh theo thời tiết, mùa vụ), không nên cho ăn theo cảm tính khi nhiều khi ít.

Khi sang bể, bắt cá kiểm tra cần thao tác nhẹ nhàng, dùng vợt mềm xúc cá, tránh gây xây xát cho cá.
Khi chuẩn bị cho lứa cá mới cần phải sát trùng toàn bộ bể nuôi bằng cách phơi nắng đến khi khô đáy bể.

Sau đó, dùng vôi sống quét khắp mặt trong và ngoài bể đối với bể xi măng; đối với ao đất, có thể sát trùng ao nuôi bằng vôi bột với liều lượng 10 kg/100 m2; đối với ao bằng xi măng có thể dùng clorua vôi (Ca(ClO)2) tạt xuống ao với liều lượng 20-25 ppm (20-25 gram/m3) ngâm trong một tuần, sau đó rửa sạch bể lấy nước vào.

Dụng cụ vớt cá cảnh, chứa cá cảnh cần được sát trùng, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Người nuôi có thể sát trùng dụng cụ bằng cách ngăm trong dung dịch muối 3% (30g/lít nước) hay clorin nồng độ 200 – 250 ppm trong 48 giờ rồi phơi khô. Cá mới mua về cũng cần ngâm trong nước muối 3‰ (3 gram/lít nước) hay dung dịch thuốc tím nồng độ 10 ppm (10mg/lít nước) trong 10 – 15 phút để diệt khuẩn cho cá.

Trong quá trình nuôi, cần theo dõi sát tình hình sức khỏe của cá. Nếu thấy cá có biểu hiện bất thường cần lập tức vớt cá ra riêng, tránh để bệnh lây lan. Sau đó cần nhanh chóng xác định loại bệnh để có biện pháp phòng trị thích hợp. Chú ý, khi cá đã trị khỏi bệnh vẫn có thể còn mang mầm bệnh trong cơ thể nên không thể thả cá ngay vào bể nuôi chung mà cần phải theo dõi riêng từ 3-4 ngày để tránh lây bệnh cho cá khác.

Dưới đây là 10 yếu quyết phòng bệnh cho cá cảnh bạn nên nhớ để nuôi cá cảnh khỏe đẹp:

  1. Cá phải được xem thật kỹ trước khi mua về. Không mua cá có màu sẫm quá, quá ốm, quá sệt sệt, có vây bị ăn mòn, bị xây xát trên thân, phân trắng.
  2. Cá vừa mới mua về phải được cách ly tối thiểu 6 tuần.
  3. Không bao giờ chuyển nước từ hồ cách ly vào trong hồ nuôi.
  4. Không sử dụng bất kỳ dụng cụ hay trang thiết bị nào từ hồ cách ly cho những hồ khác mà không được sát trùng.
  5. Cho cá ăn những khẩu phần khác nhau, chứa nhiều chất xơ.
  6. Dành cho cá môi trường sống tối ưu.
  7. Không đưa cây thủy sinh vào hồ nếu cây đó trồng chung với cá.
  8. Dành nhiều thời gian thường xuyên quan sát và chăm sóc cá.
  9. Chỉ đưa cá về nhà sau khi đã chắc chắn là cá khỏe.
  10. Cá có bệnh cần phải để trong hồ cách ly. Hồ cách ly phải được sát trùng thường xuyên.

 

Câu hỏi Thường Gặp

Nguyên nhân làm cho cá cảnh bị bệnh là gì?

Chất lượng nước trong quá trình nuôi thay đổi thường là do sự phân hủy thức ăn dư thừa hay phân cá làm môi trường nước bị ô nhiễm, các phiêu sinh động vật và tảo phát triển làm môi trường thiếu oxy, độ pH nước thay đổi bất lợi cho cá. Thức ăn cho cá cảnh có chất lượng không đảm bảo, bị ôi thiu, thành phần dinh dưỡng không đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cá, hay cho ăn không đủ no cũng làm cho cá yếu, dễ bị dịch bệnh tấn công...

Những yếu quyết nào giúp phòng bệnh cho cá cảnh?

1. Cá phải được xem thật kỹ trước khi mua về. Không mua cá có màu sẫm quá, quá ốm, quá sệt sệt, có vây bị ăn mòn, bị xây xát trên thân, phân trắng; 2. Cá vừa mới mua về phải được cách ly tối thiểu 6 tuần; 3. Không bao giờ chuyển nước từ hồ cách ly vào trong hồ nuôi; 4. Không sử dụng bất kỳ dụng cụ hay trang thiết bị nào từ hồ cách ly cho những hồ khác mà không được sát trùng; 5. Cho cá ăn những khẩu phần khác nhau, chứa nhiều chất xơ; 6. Dành cho cá môi trường sống tối ưu; 7. Không đưa cây thủy sinh vào hồ nếu cây đó trồng chung với cá; 8. Dành nhiều thời gian thường xuyên quan sát và chăm sóc cá; 9. Chỉ đưa cá về nhà sau khi đã chắc chắn là cá khỏe; 10. Cá có bệnh cần phải để trong hồ cách ly. Hồ cách ly phải được sát trùng thường xuyên.

 

Originally posted 2014-11-18 10:31:09.

Farmvina mang đến những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích giúp bạn nuôi thú cưng dễ dàng và hiệu quả. Chúng tôi phát triển trang web này với những ký ức đẹp về BadBoy, chú chó Lạp Xưởng (Dachshund) đã qua đời mà chúng tôi yêu quý.

Viết một bình luận

Item added to cart.
0 items - $0.00